Ford Ranger chạy kiểu 'bất cần', tạt đầu ô tô khác chuyển làn trên cao tốc
Một điểm ấn tượng nữa mà chúng tôi thực sự hài lòng trên Mitsubishi Xpander 2022 chính là độ linh hoạt. Nhất là khi lái xe xuyên qua các con phố nhỏ hoặc khu chợ đông đúc, chính kích thước gọn gàng, cùng bán kính quay vòng nhỏ (chỉ 5,2 m) đã giúp người lái dễ dàng và ít áp lực hơn trong việc xoay trở xe. Trong khi đó, khoảng sáng gầm xe tăng thêm 20 mm thực sự giúp Xpander “lợi hại” hơn khi điều khiển xe qua gờ giảm tốc hay băng qua các đoạn đường đất bùn lầy, mấp mô trong rừng cao su.Mùa xuân lặng lẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoài Nam (Hà Nội)
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
HMD hé lộ loạt điện thoại Nokia sắp trình làng
San hô đang chịu sự đe dọa nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trước thực trạng này, Diễm Nhi phối hợp với các đơn vị triển khai loạt hoạt động ý nghĩa: tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, tặng túi tái sử dụng cho cư dân và du khách, thu gom rác, nuôi cấy, phục hồi và hỗ trợ phát triển san hô. Cô cùng các đơn vị đang nỗ lực truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến người dân địa phương cũng như du khách. Chiến dịch còn hướng tới phát triển du lịch bền vững cho vùng đất xinh đẹp này.Sinh ra tại Nha Trang - Khánh Hoà, Diễm Nhi là một nữ MC tài năng, nổi bật với khả năng dẫn chương trình song ngữ lưu loát ghi nhiều dấu ấn trong lĩnh vực giải trí và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.Với tâm huyết giữ gìn "viên ngọc quý" của Việt Nam, người đẹp Diễm Nhi hy vọng đóng góp tạo nên những thay đổi tích cực cho hệ sinh thái biển trong việc tham gia các hoạt động xã hội ý nghĩa.
Buổi ra giới thiệu tác phẩm mới có sự tham gia của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Hội Nhà báo các tỉnh: Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Nội, TP.HCM... cùng các đồng nghiệp, văn nghệ sĩ: nhà văn Bích Ngân, Võ Thu Hương, các nhạc sĩ: Phạm Đăng Khương, Quỳnh Hợp, Quỳnh Lệ, nhà báo Nam Bình, Hoài Hương...
Iran hòa láng giềng gần, đấu đối thủ xa
Bất chấp sức mua giai đoạn đầu năm đang có dấu hiệu sụt giảm... xe bán tải vẫn được người Việt ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, phân khúc này ngày càng ít lựa chọn khi Mazda BT-50 là cái tên mới nhất rời cuộc đua và chưa được phân phối trở lại từ năm 2025.Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn lại góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.584 xe, giảm 807 xe tương đương 33,8% so với tháng 12.2024. Số liệu này không bao gồm doanh số bán của mẫu Nissan Navara khi không được hãng xe Nhật Bản cùng đối tác liên doanh tại Việt Nam công bố.Mức sụt giảm này xuất phát từ bước chững lại của thị trường khi sức mua giảm, thời gian bán hàng bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy nhiên, với gần 1.600 xe bán ra, xe bán tải vẫn là một trong những phân khúc có lượng tiêu thụ tương đối tại Việt Nam, đồng thời tăng 269 xe tương đương 17% so với. Thậm chí, tổng lượng xe bán tải còn cao hơn doanh số của phân khúc sedan hạng C, sedan hạng D tại Việt Nam trong tháng 1.2025.Tương tự những năm trước, Ford Ranger dù sụt giảm doanh số nhưng vẫn có khởi đầu ấn tượng nhất phân khúc xe bán tải trong năm 2025 với 1.115 xe bán ra. Sức hút từ thương hiệu, kiểu dáng, trang bị… cùng nguồn cung dồi dào được xem là những yếu tố giúp Ford Ranger tạo ra sự áp đảo về doanh số so với các đối thủ cùng phân khúc. Đây cũng là đại diện duy nhất của phân khúc xe bán tải góp mặt trong Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 1.2025.Mitsubishi Triton xếp thứ 2 nhưng vẫn bị Ford Ranger bỏ xa về mặt doanh số, cách biệt giữa hai mẫu xe này lên tới gần 1.000 xe. Đáng chú ý, Toyota Hilux đang dần lấy lại vị thế, sau những bước tăng trưởng liên tiếp trong năm 2024, bước sang năm 2025 mẫu xe này khởi đầu với 166 xe bán ra trong tháng đầu tiên, giảm 209 xe so với tháng 12.2024 nhưng vẫn xếp vị trí thứ 3 trong cuộc đua doanh số. Isuzu D-Max sau nhiều nỗ lực thay đổi đã khởi đầu năm 2025 với 57 xe bán ra, thoát khỏi nhóm ô tô bán ít nhất thị trường. Bước sang năm 2025, phân khúc xe bán tải được dự báo sẽ sôi động hơn khi sức mua đang trên đà hồi phục. Đặc biệt, một số thương hiệu ô tô Trung Quốc cũng đang nhắm đến phân khúc này bằng các dòng xe bán tải điện.